Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Quản lý xe qua thiết bị định vị bằng tin nhắn

Ngoài các chức năng của một chiếc điện thoại, nó còn có công dụng như một chiếc chìa khóa điện tử cho các loại xe hơi hiệu Nissan Motor.
Theo trang web tin tức Cellular, Sharp và DoCoMo vừa phát triển một chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) đặc biệt.
mở khóa xe nissan bằng điện thoại di động đi kèm


Chiếc điện thoại này sẽ kết hợp với hệ thống Chìa khóa Thông minh (Intelligent Key) của Nissan – đây là đặc điểm nổi bật của các xe hơi Nissan.

Điện thoại đi theo xe




Nguyên mẫu chiếc điện thoại mà Sharp, DoCoMo và Nissan đang phát triển.
Hệ thống Intelligent Key của Nissan, được lắp đặt cho hơn 950.000 xe hơi hiệu Nissan từ năm 2002, có công nghệ viễn thông không dây 2 chiều, tự động mở/khóa cửa xe và khởi động/ngừng động cơ xe hơi.
Nissan và Sharp hiện đã tích hợp những công nghệ điện tử, viễn thông không dây và chìa khóa thông mình này vào một chiếc ĐTDĐ mới.
xem thêm : quản lý xe qua thiết bị định vị bằng tin nhắn


 

Tín hiệu GPS qua vệ tinh

Những vệ tinh GPS truyền hai tín hiệu vô tuyến điện thấp, L1 và L2. GPS dân sự dùng tần số L1: 1575,42 MHz trong băng UHF. Các tín hiệu di chuyển bằng đường ánh sáng, nghĩa là chúng sẽ đi qua thủy tinh, đám mây, và nhựa nhưng sẽ không đi qua hầu hết các vật thể rắn như các tòa nhà và các ngọn núi.
Một tín hiệu GPS chứa ba mẫu thông tin khác nhau - một mã giả ngẫu nhiên, dữ liệu lịch thiên văn và dữ liệu niên lịch. Mã giả ngẫu nhiên đơn giản là một mã ID để nhận biết vệ tinh nào đang truyền thông tin. Bạn có thể xem con số này trên trang vệ tinh đơn vị GPS của bạn, vì nó nhận diện được vệ tinh nào mà nó đang nhận tín hiệu
Dữ liệu thiên văn, được truyền liên tục qua mỗi vệ tinh, chứa thông tin quan trọng về tình trạng của vệ tinh (khoẻ mạnh hay không), thời gian và ngày tháng hiện tại. Một phần này của tín hiệu cần thiết cho việc xác định vị trí.




Tín hiệu vệ tinh GPS 



Các số liệu niên lịch nói cho máy thu GPS vị trí mà mỗi vệ tinh GPS nên được đặt tại bất kỳ thời gian nào trong ngày. Mỗi vệ tinh truyền dữ liệu niên lịch, hiển thị thông tin về quỹ đạo cho vệ tinh đó và mỗi vệ tinh khác trong hệ thống.
Nguồn lỗi tín hiệu GPS
Các yếu tố có thể làm suy giảm tín hiệu GPS và vì thế ảnh hưởng đến độ chính xác bao gồm:
Sự cản trở của tầng điện ly và tầng đối lưu - Các tín hiệu vệ tinh chậm lại khi nó đi qua khí quyển. Hệ thống GPS sử dụng một mô hình được xây dựng nhằm tính toán mức trung bình của sự chậm trễ để sửa chữa một phần nào cho loại lỗi này.
Tín hiệu đa đường - Điều này xảy ra khi các tín hiệu GPS bị các đối tượng làm cản trở như nhà cao tầng hoặc các bề mặt đá lớn trước khi nó đi tới máy thu. Điều này làm tăng thời gian di chuyển của tín hiệu, do đó gây ra lỗi.
Lỗi của đồng hồ máy thu - Một chiếc đồng hồ được tích hợp trong máy thu không chính xác như đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh GPS. Do đó, nó có thể có lỗi về thời gian rất nhỏ
Lỗi quỹ đạo - Còn được gọi là lỗi thiên văn, đây là những sự không chính xác của báo cáo vị trí các vệ tinh
Số lượng vệ tinh nhìn thấy – Càng nhiều vệ tinh mà một máy thu GPS có thể "nhìn thấy," thì độ chính xác tốt hơn. Các tòa nhà, địa thế, nhiễu điện tử, hoặc đôi khi thậm chí tán lá dày đặc có thể chặn sự tiếp nhận tín hiệu, gây ra lỗi về vị trí hoặc có thể không đọc được vị trí nào cả. Những đơn vị GPS thường không làm việc trong nhà, dưới nước hoặc dưới đất.
Vệ tinh hình học – Điều này đề cập đến vị trí tương đối của các vệ tinh vào bất kỳ thời điểm nào. Vệ tinh hình học lý tưởng tồn tại khi các vệ tinh được đặt ở góc rộng tương đối với nhau. Vệ tinh hình học đem lại kết quả nghèo nàn khi các vệ tinh được đặt cùng trong một dòng hoặc một nhóm chặt chẽ.
Sự giảm tín hiệu vệ tinh một cách cố ý - Selective Availability (SA) là một sự suy giảm tín hiệu có chủ ý đã từng được áp đặt bởi Bộ Quốc phòng Mỹ. SA dự định ngăn chặn kẻ thù quân sự từ việc sử dụng tín hiệu GPS có độ chính xác cao. Chính phủ đã dừng SA vào tháng 5 năm 2000, cải thiện đáng kể tính chính xác của các máy thu GPS dân sự.
Xem thêm : Định vị cho ô tô xe máy

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Hơn 900 xe buyt đựoc gắn thiết bị định vị

ANTĐ - "Thời gian tới, tôi nhất định sẽ thị sát để cảm nhận giao thông công cộng ở thủ đô vào giờ cao điểm", Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.

"Tôi đã đọc các ý kiến độc giả phản hồi. Vừa qua, tôi đã đi xe buýt ở Hà Nội nhưng không phải giờ tan tầm. Thời gian tới, tôi nhất định sẽ thị sát để cảm nhận giao thông công cộng ở thủ đô vào giờ cao điểm", ông Thăng nói.

Bộ trưởng Đinh La Thăng nói...

Người đứng đầu ngành giao thông cũng cho biết, ông vừa ký quyết định, yêu cầu các đơn vị của Bộ Giao thông Vận tải vận động cán bộ đi xe buýt đô thị ít nhất một lần trong tuần và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về Vụ Vận tải trước ngày 25 hàng tháng. Cán bộ, công chức trong ngành chủ động tuyên truyền, vận động người thân tại Hà Nội và TP HCM sử dụng xe buýt.


....ông sẽ nhất định đi thị sát xe buýt vào giờ cao điểm

"Tôi đã nhận được báo cáo của Vụ Vận tải về ưu, nhược điểm của xe buýt hiện nay. Những mặt chưa được cũng còn nhiều như: bỏ bến, thiết kế tuyến chưa hợp lý, quá tải, ùn tắc giờ tan tầm... Trong tháng này tôi sẽ làm việc cụ thể với Tổng công ty vận tải Hà Nội", Bộ trưởng Đinh La Thăng nói thêm.

Được biết, hiện Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Hanoi Transerco) có hơn 900 xe buýt, tất cả được gắn thiết bị giám sát hành trình. Trong năm 2010, Transerco vận chuyển được 389 triệu lượt hành khách. 6 tháng đầu năm nay, tổng công ty đã vận chuyển trên 187 triệu lượt hành khách.
đơn vị lắp đặt thiết bị định vị hợp chuẩn Bộ GTVT liên hệ : 0466800805

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Quy định xử phạt lái xe và doanh nghiệp không lắp thiết bị định vị

ANTĐ - Bộ GTVT vừa hoàn thiện Dự thảo mới nhất (lần 6) Nghị định (NĐ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Dự thảo lần này tiếp tục giữ nguyên quan điểm, không xử phạt xe không chính chủ và mũ bảo hiểm không đạt chuẩn. Đặc biệt, nếu dự thảo được thông qua thì hành vi không đóng phí đường bộ cũng không bị xử phạt.



Sẽ phạt nặng hành vi uống rượu, bia khi tham gia giao thông


Bỏ xử phạt nhiều hành vi

Trước đó, trong Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi của Bộ GTVT từng có quy định, xử phạt hành vi điều khiển xe không chính chủ, trong đó xe máy từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng và ôtô từ 6-10 triệu đồng. Tuy nhiên, qua nhiều cuộc lấy ý kiến từ phía cơ quan chức năng và rộng rãi trong nhân dân, đều không nhận được sự đồng tình.

Liên quan đến nhiều ý kiến trái chiều trên, trong hội nghị thẩm định Dự thảo NĐ 71 sửa đổi, Bộ Tư pháp đã nêu ý kiến phải xử phạt và phải đưa vào NĐ nhưng thời điểm phạt và mức phạt nên cân nhắc. Theo đó, một số ý kiến cho rằng, phương tiện tham gia giao thông là nguồn nguy hiểm cao độ, cần phải được quản lý chặt chẽ và có chuyển quyền sở hữu thì mới có thể xác định được vi phạm qua camera. Do đó, vẫn nên quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện. Tuy nhiên, mức phạt nên thấp hơn mức hiện hành tại NĐ 71. Dù còn nhiều ý kiến trái chiều, nhưng tại Dự thảo mới lần này, Bộ GTVT vẫn cương quyết loại bỏ quy định xử phạt xe không sang tên đổi chủ ra khỏi NĐ. Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ Vận tải, thành viên Ban soạn thảo NĐ 71 sửa đổi cho biết: “Bộ GTVT đã nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Hiện, Bộ vẫn đang tiếp thu ý kiến thẩm định đó và giải trình với Bộ Tư pháp”.

Tương tự, Dự thảo NĐ 71 sửa đổi lần này cũng bỏ việc xử phạt đối với hành vi không đóng phí bảo trì đường bộ đối với các chủ phương tiện. Trong khi đó, NĐ 71 hiện nay quy định, phạt tiền từ 800.000 -1,2 triệu đồng/xe máy và ô tô từ 6-10 triệu đồng nếu không mua hoặc nộp phí cho phương tiện theo quy định. Lý do loại bỏ hành vi xử phạt này được Bộ GTVT lý giải, vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh việc xác định hành vi này do lĩnh vực phí và lệ phí điều chỉnh hay thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ. Trước việc loại bỏ quy định này, nhiều ý kiến cho rằng, công tác thu phí đường bộ đối với xe máy sẽ trở nên phức tạp và khó khăn hơn. “Hiện nay, các tỉnh, thành bắt đầu triển khai thu phí đường bộ trên xe máy. Nhưng, băn khoăn lớn nhất là chưa có chế tài. Nay, NĐ 71 sửa đổi lại bỏ nội dung xử phạt, vậy lấy gì bảo đảm để người dân đóng phí đầy đủ”, một ý kiến bày tỏ.

Phạt cả lái xe và doanh nghiệp về hộp đen

Về hành vi đội mũ bảo hiểm rởm, Bộ GTVT cũng bỏ, không xử phạt. Theo lý giải, việc xử phạt người đội mũ rởm là không đủ căn cứ pháp lí và không phù hợp. Nhưng, đối với các trường hợp không đội hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai thì vẫn bị phạt theo quy định hiện hành. Quan điểm này cũng đã được Bộ Công an đồng tình. Bởi, theo quy định hiện hành, lực lượng CSGT khi thực thi nhiệm vụ chỉ xử phạt những hành vi liên quan đến mũ bảo hiểm gồm: không đội mũ; đội mũ không cài quai đúng quy cách.

Bên cạnh đó, tại Dự thảo mới nhất này cũng quy định phạt nặng đối với hành vi uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Trong đó, đối tượng điều khiển xe trên đường mà trong máu và khí thở có nồng độ cồn trên 50 - 80mg/100ml máu hoặc vượt quá từ 0,25 - 0,4ml/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 7 - 8 triệu đồng.

Một điểm mới nữa tại Dự thảo NĐ 71 sửa đổi lần 6 là quy định xử phạt cả lái xe và chủ doanh nghiệp không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (thiet bi dinh vi oto, thiet bi dinh vi xe may) hoặc hộp đen không hoạt động, không theo quy chuẩn ban hành, không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với cá nhân, từ 6-10 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm. Nếu vi phạm, người lái xe ngoài bị phạt thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 30 ngày. Doanh nghiệp ngoài bị phạt vi phạm thì bị đình chỉ hoạt động đối với phương tiện đó đến khi khắc phục xong vi phạm.
xem chi tiết về thiết bị định vị giám sát hành trình tại đây

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Chỉ với 2 triệu đồng để lắp bộ định vị xe máy trọn bộ

ICTnews – Chỉ dưới 2 triệu đồng, người dùng có thể sở hữu bộ thiết bị định vị GPS định vị cho xe máy để giám sát hiệu quả chiếc xe máy, xe đạp điện, nhất là để hỗ trợ tìm lại phương tiện nếu bị kẻ gian đánh cắp.

Một loại thiết bị GPS cho xe máy đang được bán trên thị trường.
Theo tìm hiểu của ICTnews, hiện trên thị trường đang có tới gần hai chục loại thiết bị định vị GPS định vị cho xe máy được sản xuất dành riêng cho xe máy. Có thể kể đến một số thương hiệu như Moto Tracker, GPS GT6X, GT02, GPS Tracker MT090 … với giá bán từ 1,1 – 4 triệu đồng, xuất xứ Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc…, đang do một số doanh nghiệp trong nước cung cấp.
Về tính năng, với anten thu sóng GSM (băng tần 850/900/1800/1900 MHZ) và GPS, các thiết bị đều cho phép người dùng xác định vị trí của xe theo thời gian thực trên bản đồ, xác định lộ trình, xem lại lịch sử quãng đường đã đi, thậm chí là có thể tra được thông tin xe dừng ở đâu, trong thời gian bao lâu…
Kích cỡ của các thiết bị đều rất nhỏ gọn, chỉ tương đương với bao thuốc lá trở xuống nên có thể lắp ở những vị trí nhỏ hẹp trên hầu hết các dòng xe máy đang được bán trên thị trường hiện nay.
Ngoài việc “ăn điện” trực tiếp từ ac-quy, thiết bị GPS cho xe máy còn được gắn sẵn pin bên trong để đảm bảo “liên lạc thông suốt” trong trường hợp nguồn ac-quy của xe bị ngắt. Ngoài ra, một số loại có giá bán từ trên 2 triệu đồng còn có khả năng chống thấm nước, chịu được nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt.
Qua tìm hiểu của ICTnews, bên cạnh việc sắm thiết bị định vị định vị cho xe máy, thì để thiết bị có thể “vận hành”, người dùng cần chi thêm số tiền khoảng 600.000 – 700.000 đồng, bao gồm: phí sử dụng phần mềm giám sát (khoảng 500.000 – 600.000 đồng tùy theo nhà cung cấp, thời hạn sử dụng trong 1 năm), tiền mua SIM điện thoại để lắp vào thiết bị và đăng ký gói dịch vụ Internet 3G trọn gói của các nhà mạng (từ 20.000 – 40.000 đồng/1 tháng) để duy trì kết nối, cho phép SIM gửi dữ liệu về phần mềm qua Internet.
Sau khi lắp đặt, chủ các phương tiện chỉ cần soạn tin theo cú pháp (được quy định riêng với từng loại thiết bị do nhà cung cấp thiết lập) rồi gửi đến số điện thoại được lắp trong thiết bị định vị là sẽ nhận được vị trí của xe qua tin nhắn SMS, đồng thời có thể giám sát trực tuyến bằng điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay thông qua bản đồ Google Map, trang web của từng nhà cung cấp dịch vụ…
Ví dụ, hiện khách hàng của công ty vietglobal sẽ tra qua trang livegps.vn, khách hàng của công ty sẽ tra cứu qua trang http://vgl.com.vn/san-pham/70.Dinh-vi-xe-may-PT03.html

Trao đổi với ICTnews, chuyên viên lắp đặt thiết bị định vị xe máy tại phố Huế (Hà Nội), khách hàng chủ yếu là những người sử dụng xe tay ga có giá trị cao như Honda SH, Spacy, Vespa Piaggio LX, Liberty…
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cùng với nạn trộm cắp xe máy hoành hành thì cũng có không ít người sử dụng xe tay ga giá trị từ 20 – 30 triệu đồng cũng lắp ngay sau khi mua xe.
“So với thời điểm cách đây 1 năm thì thị trường cũng xuất hiện nhiều loại hơn, giá bán cũng giảm hơn từ 300.000 – 500.000 đồng”, anh Quang nói.
Cũng theo một chủ cửa hàng kinh doanh đồ chơi xe máy tại phố Trương Định, hiện nhiều gia đình sắm xe máy, thậm chí là cả xe đạp điện trị giá hơn chục triệu đồng cho con cái đi học cũng gắn thêm thiết bị GPS trong xe để tiện giám sát, quản lý hàng ngày.
Lưu ý khi mua và lắp thiết bị
“Tiền nào của nấy”, với các sản phẩm có giá bán tầm 3 – 4 triệu đồng trở lên được đánh giá cao hơn hẳn loại rẻ hơn về độ nhạy của chíp GPS, đồng thời việc hoạt động trong thời gian dài cũng ổn định, chính xác hơn…
Theo một số thành viên diễn đàn ô tô xe máy otofun.net, khi mua thiết bị định vị định vị cho xe máy cho xe máy, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về thương hiệu, chất lượng sản phẩm, nên lựa chọn sản phẩm đã được Trung tâm đo lường (Cục Viễn thông, Bộ TT&TT) đo kiểm và cấp giấy chứng nhận hợp quy, chế độ bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật dài hạn (thông thường các thiết bị được bảo hành 12 tháng).
Bên cạnh đó, việc lắp đặt cũng cần được chú trọng đó là tìm đến những địa chỉ uy tín để đề phòng sự cố ngoài ý muốn có thể xảy ra như chập cháy hệ thống điện.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Yamaha Tricity 125 ra mắt tại Milan

Sau những hình ảnh ngụy trang kín mít trên đường thử từng xuất hiện trên mạng hồi giữa năm, Yamaha Tricity 125 lộ diện toàn phân nhân dịp ra mắt toàn thế giới tại Milan. Xe sẽ bán ra từ mùa hè 2014 với mức giá khoảng 5.400 USD tại châu Âu.
Phân khúc xe 3 bánh vẫn còn rất ít đối thủ cạnh tranh, vì thế có thể là nơi giúp các hãng kiếm thêm thị phần. Nhưng "miếng bánh" này cũng khó "nhằn" bởi kén khách hàng, sản phẩm thường là loại cao cấp, đắt tiền.
Mẫu xe ba bánh đầu tiên của Yamaha - phương tiện di chuyển mới trong thành phố.
Piaggio cũng thử sức với mẫu 3 bánh gọn nhẹ hơn MP3, có tên Yourban với hai phiên bản 125 và 300 phân khối bán ra từ 2011. Nhưng không nhiều người có khả năng hoặc muốn chi cho một chiếc xe có giá 7.500 USD (bản 125) hay 8.200 USD (bản 300) với trọng lượng hơn 200 kg.
Cách tiếp cận được đánh giá hợp lý hơn là một sản phẩm gọn nhẹ hơn với mức giá thấp hơn. Đặc biệt, so với các loại xe 2 bánh, một chiếc scooter 3 bánh chắc chắn tiện nghi hơn, đa dụng hơn. Nếu có đắt hơn chút đỉnh, xe 3 bánh vẫn là phương tiện hữu hiệu hơn một chiếc xe hơi nếu chỉ di chuyển trong phố. Và đây là lý do Tricity 125 ra đời. Động cơ là loại 4 thì dung tích 125 phân khối làm mát bằng nước.
Cũng giống xe Piaggio, mỗi bánh trước của Tricity 125 sử dụng hệ thống treo độc lập và giảm xóc kép. Vành sau 12 inch. Xe không trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS, nhưng có thông tin cho rằng Yamaha sẽ phát triển khi đưa vào sản xuất hàng loạt. Cốp đựng đồ nằm dưới yên xe có thể chứa một mũ bảo hiểm cả đầu hoặc hai mũ nửa đầu.
Hiện nay các dòng xe ga cao cấp cần đựoc trang bị thiet bi dinh vi xe may để bảo vệ chống trộm xe, bạn có thể liên hệ tham khảo thiết bị này
http://vgl.com.vn

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Thiết bị định vị PT08

Bạn muốn một hệ thống chống trộm cho xe máy của mình, bạn muốn xác định vị trí tìm lại chiếc xe của mình khi bị lấy cắp, bạn muốn giám sát phương tiện cho xe máy hay ô tô tại mọi thời điểm,...thiết bị PT08 sẽ giúp bạn làm điều đó. Thiết bị định vị GPS PT08 sẽ là một giải pháp tối ưu cho bạn, giúp bạn quản lý và giám sát tài sản của mình “mọi lúc mọi nơi” (dùng để định vị xe máy, xe hơi, xe tải, taxi,…)
  Ứng dụng thiết bị định vị :

- Quản lý, theo dõi hành trình của xe. Xác định vị trí xe 1 cách chính xác

- Chống trộm xe, tìm ra vị trí xe bị mất cắp nhanh nhất.

- Quản lý phương tiện vận tải, xe ô tô cho thuê tự lái

- Ghi lại hành trình cho các chuyến công tác đi xa hay đi dã ngoại.
[IMG]
Chức năng của thiết bị định vị :

- Theo dõi vị trí, lộ trình, vận tốc của xe khi bạn ở bất cứ nơi đâu (khi bạn sử dụng máy tính kết nối internet hoặc điện thoại có thể trình duyệt web).
[IMG]
- Có thể xem lại toàn bộ quá trình di chuyển, các thông số hoạt động của xe ở các thời điểm trong quá khứ.(lưu hành trình trong vòng 30 ngày)

[IMG]

- Đóng ngắt điện/nhiên liệu từ xa

[IMG]

- Cảnh báo SOS khi gặp trường hợp khẩn cấp

[IMG]

- Được trang bị micro để giám sát âm thanh xung quanh xe

[IMG]

- Tích hợp pin dự phòng cảnh báo ngắt nguồn điện trái phép

[IMG]

- Giao diện kết nối các chức năng

[IMG]

Cách kiểm tra vị trí của xe:

- C1: Kiểm tra bằng tin nhắn gửi đến thiết bị. Sau khi nhắn tin thiết bị sẽ tự động gửi tọa độ hoặc đường link web về vị trí xe cho bạn

[IMG]

- C2: Giám sát phương tiện trực tuyến trên website của chúng tôi (Vui lòng liên hệ để được cung cấp tài khoản)

  
Hiện nay website chúng tôi đã tích hợp phần mềm hỗ trợ hệ điều hành Android. Quý khách có thể dùng điện thoại thông minh theo dõi xe của mình trên đó.

[IMG]

Vị trí lắp đặt của thiết bị

- Thiết bị lắp đặt ở vị trí kín đáo, bề mặt tín hiệu hướng lên trên, không nên lắp thiết bị ở dưới bề mặt kim loại, như thế sẽ bị nhiễu sóng

[IMG]

Sản phẩm được bảo hành 12 tháng trên toàn quốc, trong quá trình sử dụng hệ thống Chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn, giải đáp.

Công ty chúng tôi đang mở rộng mạng lưới phân phối các thiết bị định vị GPS , định vị oto, định vị xe máy trên toàn quốc, quý khách hàng quan tâm và muốn làm đại lý chính thức cho vietglobal hãy liên hệ với chúng tôi để được báo giá chi tiết nhất.

Hiện tại công ty chúng tôi đang cung cấp sản phẩm hợp chuẩn Bộ GTVT.
chi tiết xem thêm :
http://dinhvioto-xemay.blogspot.com/

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa lắp hộp đen đúng quy định

Đã qua 2 tháng kể từ thời điểm bắt buộc các loại xe kinh doanh vận tải hành khách phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (định vị oto, dinh vi xe may ) nhưng hiện tại còn rất nhiều doanh nghiệp thờ ơ với quy định này.
Nguyên nhân chính là đến 1/7/2013, chế tài xử phạt mới được áp dụng chính thức với mức phạt 2-3 triệu đồng cho lỗi vi phạm không lắp thiết bị giám sát hành trình.
Các tính năng cơ bản của thiết bị giám sát hành trình
Các tính năng cơ bản của thiết bị giám sát hành trình
Còn nhiều doanh nghiệp vận tải chưa lắp “hộp đen” theo quy định

Theo đánh giá chung của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các doanh nghiệp vận tải, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn hầu hết đều thực hiện triển khai nghiêm túc việc lắp đặt hộp đen đúng thời hạn.

Theo Nghị định số33/2011/NĐ-CP, xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình sẽ bị xử phạt từ ngày 1/7/2013.

Tuy nhiên, các đơn vị vận tải có xe thuộc đối tượng phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đến ngày 1/7/2012 vẫn phải hoàn thành việc lắp đặt. Đến thời điểm này, nếu doanh nghiệp vận tải không thực hiện đúng quy định về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nghĩa là đã vi phạm điều kiện kinh doanh và sẽ bị thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải.

Báo cáo của Sở GTVT các địa phương gửi về Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, đến ngày 1/7/2012, số lượng phương tiện phải lắp thiết bị giám sát hành trình là 58.259 xe. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến thời điểm 31/5/2012, đã có 31.039 xe lắp đặt, đạt tỷ lệ 53%; số xe còn lại, các đơn vị vận tải đều đã có kế hoạch lắp đặt trong tháng 6/2012 để đảm bảo thực hiện đúng lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Hiện các địa phương đang khẩn trương tổng hợp số liệu gửi về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, vẫn còn một lượng rất lớn các xe kinh doanh vận tải trong diện bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đang tìm cách “né” luật.

Nguyên nhân từ đâu

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân chính dẫn đến việc các doanh nghiệp vận tải chậm triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình ô tô theo quy định là do nhận thức của chủ doanh nghiệp về vấn đề này. Trong khi rất nhiều doanh nghiệp vận tải lớn như Mai Linh, Transerco… chủ động trang bị “hộp đen” cho phương tiện, để hỗ trợ công tác quản lý thì nhiều đơn vị kinh doanh vận tải nhỏ lại tìm mọi cách đối phó, lách luật, chậm tiến độ lắp đặt.
Hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa lắp hộp đen theo quy định
Hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa lắp hộp đen theo quy định
Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, khoảng trên 80% doanh nghiệp đăng ký KDVT hành khách hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ có quy mô dưới 10 xe, công tác quản lý và điều hành hoạt động lỏng lẻo, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và ATGT.

Xung quanh quy định về lắp “hộp đen” cho ô tô, chúng tôi được biết nhiều chủ hộ kinh doanh cá thể không những không mặn mà với việc lắp thiết bị giám sát hành trình tích hợp cảm biến nhiên liệu, mà còn hiểu sai quy định của Chính phủ với lý do là đến năm 2013 các ngành chức năng mới bắt đầu xử phạt phương tiện, khi đó lắp cũng... chưa muộn.

Mặt khác, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn chưa hiểu về cách thức quản lý của hệ thống giám sát hành trình, băn khoăn về chi phí trang bị máy chủ, máy tính để kiểm tra thông tin của phương tiện, chi phí vận hành của sản phẩm.

Một điều quan trọng nữa, chủ doanh nghiệp chưa thực sự nhận thức được vai trò của thiết bị giám sát hành trình đối việc quản lý xe và tài xế. Ông Nguyễn Tấn Tài - thường trú thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi chia sẻ: Gia đình chú chỉ có một xe chở khách du lịch, nên lắp hộp đen chẳng có tác dụng gì cả. Không lẽ chú lắp hộp đen để chú lái xe, còn vợ ở nhà theo dõi quản lý???

Ngoài những nguyên nhân về phía bản thân doanh nghiệp vận tải, việc nhập nhẹm của thị trường hộp đen, với nhiều sản phẩm chất lượng không tốt cũng đang làm mất dần niềm tin của một số đơn vị vận tải. Sản phẩm chưa ổn định, lái xe lại tìm mọi cách để phá, nên việc chủ doanh nghiệp sử dụng “hộp đen” như một bài toán quản lý không phải là điều dễ dàng. “Mỗi lần nghe tiếng tít tít báo vượt quá tốc độ cho phép là tôi muốn tháo vứt nó đi, chắc ít hôm nữa tôi sẽ vứt thôi, nhiều xe khác cũng làm vậy”- đó là tuyên bố của một tài xế lái xe khách giường nằm cao cấp thuộc một đơn vị vận tải tại Gia Lai. Sự bất hợp tác này khiến việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình gặp nhiều khó khăn và không thực sự phát huy hết tác dụng.

Cần một giải pháp tổng thể

Để triển khai quy định về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho các xe kinh doanh vận tải hành khách không phải là câu chuyện một sớm một chiều. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình và chính bản thân các chủ doanh nghiệp vận tải.

Những chương trình đào tạo, phối hợp tổ chức hội thảo, các buổi tập huấn, tăng cường thông tin tuyên truyền về lợi ích thực sự của thiết bị giám sát hành trình, cách thức hoạt động, việc đơn giản hóa quá trình sử dụng hệ thống có lẽ nên là điều đầu tiên chúng ta cần nhắm tới.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng của thiết bị giám sát hành trình cung cấp trên thị trường cũng là điều cần thiết. Để làm được điều này, vấn đề không chỉ nằm ở những quy định chặt chẽ của luật mà còn nằm ở ý thức của các đơn vị cung cấp thiết bị. Ngoài việc đưa ra thị trường sản phẩm chuẩn, đảm bảo đúng thông số kỹ thuật như yêu cầu của Thông tư 08/2011/TT-BGTVT, các đơn vị này còn phải cam kết những vấn đề về bảo hành, dịch vụ chính xác cho người sử dụng.

Về phía các chủ doanh nghiệp vận tải, hơn ai hết, họ nên là người chủ động tìm hiểu thông tin về thị trường để luôn luôn là người tiêu dùng thông minh và là nhà quản lý thông thái. Đừng để doanh nghiệp vận tải chạy đua theo luật, mà hãy để chính sách Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp quản lý xe và tài xế tốt hơn nhờ thiết bị giám sát hành trình…